* Lãnh đạo khoa
Trưởng khoa: Quách Thị Nga
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Âm nhạc học Số điện thoại: 0912588573 Hộp thư điện tử: [email protected] |
|
Phó Trưởng khoa: Nguyễn Kiên Quyết
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Âm nhạc học Số điện thoại: 0962292035 Hộp thư điện tử: [email protected] |
* Đội ngũ cán bộ
STT | Họ và tên | Trình độ chuyên môn | Điện thoại | |
1 | Hoàng Lệ Thúy Ngân | Cử nhân Thanh nhạc | 0943923325 | [email protected] |
2 | Nguyễn Hưu Huân | Cử nhân Đàn Bầu | 0913033101 | [email protected] |
3 | Đinh Thị Minh Nhâm | Cử nhân Múa | 0985475478 | [email protected] |
4 | Lê Văn Phúc | Cử nhân Biên đạo múa | 0985858180 | [email protected] |
5 | Trần Thị Hòa | ĐH SP Âm nhạc | 0969205110 | [email protected] |
6 | Phạm Công Chúc | Ths Đồ họa | 0988717083 | [email protected] |
7 | Trương Quang Hải | Ths Hội họa | 0902073070 | [email protected] |
8 | Vũ Công Trí | Cử nhân Điêu khắc | 0984241692 | [email protected] |
1. Lịch sử hình thành và phát triển Khoa Nghệ thuật
Trường Văn hóa nghệ thuật trực thuộc Ty Văn hóa Hà Bắc được thành lập ngày 27/5/1966 theo Quyết định số 689/TCDC của UBHC tỉnh Hà Bắc, đến ngày 04/6 1979, trường được nâng lên thành trường Trung học Văn hóa và Thông tin Hà Bắc. Đây là tiền thân và là sự khởi đầu của trường Trung cấp Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang (VH,TT&DL) ngày nay.
Hiện nay nhà trường có 06 phòng khoa, trong đó khoa Âm nhạc và Sân khấu là một trong bốn khoa chuyên môn với nhiệm vụ chính là đào tạo các ngành nghệ thuật Diễn viên Ca – Múa – Nhạc – Sân khấu
Những năm đầu tiên được thành lập nhà trường còn rất nhiều những khó khăn về cơ sở vật chất cũng như về nhân sự của nhà trường. Thời kỳ này chưa thành lập được tổ bộ môn vì đội ngũ giáo viên Âm nhạc còn thiếu, chủ yếu là các cán bộ Văn hóa có khả năng về Âm nhạc và Sân khấu tham gia giảng dạy.
Khi trường được nâng lên là trường Trung học, đội ngũ cán bộ đã tương đối đầy đủ. Ở thời kỳ đầu, phụ trách bộ môn Âm nhạc là nhạc sĩ Trần Minh và các thầy, cô: thầy Tu, thầy Thảo, thầy Hiên, thầy Khải và cô Kim Hiếu, cô Ninh, cô Duyên…
Bộ máy tổ chức của trường dần được hoàn thiện, hình thành các tổ chuyên môn. Tổ Âm nhạc do thầy Phan Hợp Khải làm tổ trưởng, tổ Sân khấu do thầy Nguyễn Đăng Tần làm tổ trưởng (giai đoạn 1981 – 1987). Thời gian sau, giáo viên bộ môn Sân khấu được biên chế về tổ Âm nhạc (không còn Tổ Sân khấu độc lập).
Từ những năm 1990, Tổ bộ môn Âm nhạc từng bước được tăng cường đội ngũ giáo viên được đào tạo cơ bản ở các trường TW, đồng thời hoàn thiện về chương trình giảng dạy. Ngoài ra nhà trường thường xuyên cử giáo viên đi tập huấn chuyên môn theo từng chuyên ngành để từng bước nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu chất lượng đào tạo của nhà trường. Thầy Nguyễn Tuấn Khương làm tổ trưởng từ năm 1993 – 2002, thầy Phan Đình Oánh làm tổ trưởng từ 2002 – 2007.
Từ năm 1993 – 2002, tổ bộ môn Âm nhạc đảm nhiệm thêm nhiệm vụ đào tạo chuyên ngành sư phạm Âm nhạc cho các trường tiểu học trong tỉnh. Giáo viên trong tổ Âm nhạc lại một lần nữa có nhiều cơ hội được tiếp cận với những kiến thức, kỹ năng về sư phạm, hoàn thiện về hồ sơ, sổ sách theo quy chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT).
Ngoài nhiệm vụ đào tạo, nhà trường thành lập đội thực hành nghệ thuật và xây dựng dàn nhạc dân tộc, đã giúp cho giáo viên và học sinh có thêm kỹ năng biểu diễn, gắn việc học lý thuyết với thực hành nghề trên sân khấu, qua đó chất lượng đào tạo được nâng lên một cách rõ rệt.
Năm 2008 trường được đổi tên thành trường Trung cấp VH,TT&DL Bắc Giang, Tổ bộ môn Âm nhạc nâng thành khoa Âm nhạc và Sân khấu (ÂN&SK) do cô Quách Thị Nga làm trưởng khoa.
2. Chức năng
*Chức năngTham mưu và thực hiện nhiệm vụ đào tạo chuyên môn hệ trung cấp, sơ cấp các chuyên ngành nghệ thuật trong Nhà trường; phối hợp nghiên cứu, phát triển các ngành nghề đào tạo thuộc lĩnh vực được phân công.
– Tham mưu giúp Ban Giám hiệu trong mở các mã ngành mới phù hợp với yêu cầu xã hội và điều kiện thực tế của nhà trường.
3. Nhiệm vụ
– Quản lý giáo viên, người lao động, người học thuộc khoa theo biên chế do Hiệu trưởng giao.- Xây dựng, điều chỉnh chương trình đào tạo hệ trung cấp và sơ cấp các chuyên ngành nghệ thuật; biên soạn đề cương chi tiết các môn học, mô đun đảm bảo tính thống nhất, tránh trồng chéo giữa các chương trình và mã ngành đào tạo trong lĩnh vực nghệ thuật.
– Tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo theo chương trình, kế hoạch giảng dạy chương trình trung cấp, sơ cấp ngành nghệ thuật và các hoạt động giáo dục, hướng nghiệp khác theo kế hoạch của Nhà trường.- Biên soạn tài liệu, tập bài giảng môn học. Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, đề xuất cải tiến các phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và học tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
– Tham mưu tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh trung cấp và sơ cấp tham gia các cuộc thi tài năng về nghệ thuật, mỹ thuật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức; các hội thi, hội thao do hệ thống các trường chuyên nghiệp hoặc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức.
– Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác, liên kết đào tạo với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nghệ thuật, cam kết về chất lượng đào tạo, giới thiệu việc làm cho học sinh.- Tổ chức đánh giá kết quả chất lượng chuyên môn các chuyên ngành thuộc khoa quản lý. Đề xuất cử viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được chuẩn chuyên môn theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, phù hợp với thực tiễn của Nhà trường.
– Tham gia công tác tuyển sinh và các hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh của Nhà trường. Xây dựng và thực hiện các chương trình nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị của Nhà trường, Ngành VHTTDL và của Tỉnh, thực hành nghề cho học sinh thuộc thẩm quyền quản lý.- Phối hợp thực hiện các lớp bồi dưỡng quan họ, ca trù cho học sinh theo “Đề án bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2030”.
– Quản lý và sử dụng có hiệu quả các cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy được giao; đề xuất mua sắm bổ sung các trang thiết bị phục vụ công tác dạy học, thực hành và thực tập của khoa.
– Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện đạo đức lối sống cho giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh trong khoa; phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh.
– Tổ chức đánh giá, phân loại viên chức trong khoa và tham gia đánh giá, nhận xét các cán bộ quản lý trong Nhà trường theo quy định.6- Tham mưu xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động trong lĩnh vực được phân công phụ trách. Thực hiện các chế độ báo cáo theo quy định của Hiệu trưởng.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.
4. Thành tích nổi bật của tập thể khoa
Khoa ÂN&SK là khoa mũi nhọn của nhà trường. Tập thể giáo viên của khoa luôn không ngừng rèn luyện tư tưởng đạo đức, học tập, nghiên cứu, thực hành tay nghề để nâng cao trình độ năng lực nhằm hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ.
Trong 50 năm qua, từ khi mới thành lập cho dến nay, Khoa đã đào tạo được nhiều thế hệ học sinh có chất lượng, sau khi ra trường đã trưởng thành trong nghề nghiệp, trở thành những nhạc sĩ, nghệ sĩ biểu diễn có tên tuổi, được phong tặng các danh hiệu cao quý: Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú. Nhiều học sinh đã trưởng thành nắm những trọng trách trong các sơ quan quản lý văn hóa cấp ngành, địa phương trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh việc đào tạo trên lớp, khoa còn thường xuyên tổ chức các hoạt động thực hành nghề nghiệp như: Thi học sinh giỏi chuyên ngành, hòa nhạc thính phòng, dàn dựng các chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ các nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Với những thành tích đã đạt được trong đào tạo, tập thể, các giáo viên và học sinh của Khoa nhận được nhiều hình thức khen thưởng của các cấp:
Tập thể khoa được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen (2013; 2014)
Cá nhân: đạt giải cao trong các Hội thi giáo viên dạy giỏi toàn quốc: Cô Quách Thị Nga – giải 3 (năm 2006); cô Nguyễn Lan Hương – Giải 3 (năm 2009); cô Hoàng Lệ Thúy Ngân – giải Nhất (năm 2015)
Giải thưởng trong các Hội thi Tài năng trẻ các trường Văn hóa Nghệ thuật toàn quốc:10 Huy chương vàng, 17 Huy chương bạc, 3 Huy chương đồng và nhiều Bằng khen của Bộ VH,TT&DL, Bộ GD&ĐT cho các tiết mục xuất sắc.
5. Các chuyên ngành đào tạo:
5.1. Chuyên ngành: Thanh nhạc; Nghệ thuật biểu diễn dân ca Quan họ
a. Về kiến thức:
– Có kiến thức cơ bản về Âm nhạc của bộ môn thanh nhạc, Hát dân ca Quan họ. Nắm được cách biểu diễn, thể hiện tác phẩm có kỹ thuật thanh nhạc và các làn điệu dân ca Quan họ.
b. Về kỹ năng:
– Biểu diễn thuần thục các tác phẩm thuộc thể loại đơn ca, song ca, tốp ca.
– Có khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghệ thuật.
c. Về thái độ nghề nghiệp:
– Có thái độ nghiêm túc về ngành nghề được đào tạo, trân trọng giá trị nghệ thuật, yêu nghề và phát triển nghề nghiệp.
– Sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao với áp lực về thời gian.
– Nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật, các quy định tại nơi làm việc, và ở địa phương nơi tác nghiệp.
– Có tính kỷ luật cao trong công việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
– Hợp tác tốt với đồng nghiệp, trung thực, lịch sự, đối xử văn hóa với mọi người.
d. Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp:
– Sau khi tốt nghiệp, người học trở thành diễn viên thanh nhạc, hát dân ca Quan họ có trình độ Trung cấp; biểu diễn, dàn dựng các chương trình văn nghệ cơ sở, giảng dạy âm nhạc, thanh nhạc tại các trung tâm Văn hoá nghệ thuật.
– Chương trình đào tạo đảm bảo cho người học có cơ hội học liên thông lên các bậc học cao hơntrong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
5.2. Chuyên ngành:Organ; Biểu diễn nhạc cụ truyền thống (Bầu, Sáo, Nhị, Nguyệt, Tam thập lục, Tranh, Tỳ bà, Gõ)
a. Về kiến thức:
– Có trình độ kiến thức cơ bản về âm nhạc của bộ môn Organ, nhạc cụ truyền thống (07 nhạc cụ). Nắm được cách thể hiện tác phẩm và kỹ thuật biểu diễn của các nhạc cụ.
b. Về kỹ năng:
– Biểu diễn thuần thục tác phẩm thuộc thể loại độc tấu, hòa tấu dàn nhạc.
– Có khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghệ thuật.
c. Về thái độ:
– Có thái độ nghiêm túc về ngành nghề được đào tạo, trân trọng giá trị nghệ thuật, yêu nghề và phát triển nghề nghiệp.
– Sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao với áp lực lớn về thời gian.
– Nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật, các quy định tại nơi làm việc, và ở địa phương nơi tác nghiệp.
– Có tính kỷ luật cao trong công việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
– Hợp tác tốtvới đồng nghiệp, trung thực, lịch sự, đối xử văn hóa với mọi người.
d. Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp:
– Sau khi tốt nghiệp, người học trở thành nhạc công, diễn viên có trình độ Trung cấp, có khả năng thực hiện được các nghiệp vụ như: Biểu diễn, dàn dựng các chương trình văn nghệ cơ sở, giảng dạy âm nhạc tại các trung tâm Văn hoá nghệ thuật.
– Chương trình đào tạo đảm bảo cho người học có cơ hội liên thông lên các bậc học cao hơn trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
5.3. Chuyên ngành:Nghệ thuật biểu diễn Múa dân gian dân tộc
a. Về kiến thức:
– Có trình độ kiến thức cơ bản về âm nhạc và bộ môn Múa dân gian dân tộc. Nắm được cách biểu diễn, thể hiện tác phẩm và kỹ thuật chuyên ngành múa.
b. Về kỹ năng:
– Biểu diễn thuần thục các tác phẩm thuộc thể loại múa độc lập, múa tập thể.
– Có khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghệ thuật.
c. Về thái độ:
– Có thái độ nghiêm túc về ngành nghề được đào tạo, trân trọng giá trị nghệ thuật, yêu nghề và phát triển nghề nghiệp.
– Sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao với áp lực lớn về thời gian.
– Nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật, các quy định tại nơi làm việc, và ở địa phương nơi tác nghiệp.
– Có tính kỷ luật cao trong công việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
– Hợp tác tốt với đồng nghiệp, trung thực, lịch sự, đối xử văn hóa với mọi người.
d. Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp:
– Sau khi tốt nghiệp, người học trở thành diễn viên múa dân gian dân tộc có trình độ Trung cấp, có khả năng thực hiện được các nghiệp vụ như: Biểu diễn, dàn dựng các chương trình văn nghệ cơ sở, giảng dạy múa tại các trung tâm Văn hoá nghệ thuật.
– Chương trình đào tạo đảm bảo cho người học có cơ hội liên thông lên các bậc học cao hơn trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.