Khoa Thể thao và Du lịch

* Lãnh đạo khoa

Trưởng khoa: Ngô Thuý Hiêp

Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Quản lý giáo dục

Số điện thoại: 0976843117

Hộp thư điện tử: [email protected]

* Đội ngũ giáo viên:

STT

Họ và tên Trình độ chuyên môn Điện thoại

E-mail

1 Trương Quang Hải Th.s Mỹ thuật tạo hình 0902073070 [email protected]
2 Nguyễn Đức Duy Cử nhân

TDTT

0971820222 [email protected]
3

 

 

 

4

 

 

5

 

 

6

 

Phạm Công Chúc

 

 

Thân Văn Sơn

 

Đinh Thị Minh Nhâm

 

Nguyễn Kiên Quyết

Thạc sĩ Mỹ thuật tạo hình (chuyên ngành đồ họa)

 

Cử nhân

TDTT

 

Cử nhân

Múa

 

Thạc sĩ Âm nhạc

0963101.555

 

 

 

0983198189

 

 

0985475478

 

 

0962292035

[email protected]

 

 

 

[email protected]

 

 

[email protected]

 

 

[email protected]

. Lịch sử hình thành và phát triển.

50 năm trưởng thành và phát triển, Khoa Mỹ thuật luôn là một phần không thể thiếu trong chiến lược đào tạo của trường Trung cấp Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang.

Thời kỳ 1966 – 1978: Trường Văn hóa nghệ thuật Hà Bắc đã đào tạo được 2 khóa sơ cấp Mỹ thuật, chủ yếu đào tạo học sinh biết phóng tác, cắt dán, kẻ vẽ pano, khẩu hiệu vv… nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết của hoạt động thông tin tuyên truyền ở cơ sở, thời kỳ này chỉ có duy nhất thầy Nguyễn Thuần giảng dạy. Từ năm 1979: nhà trường được nâng cấp lên thành trường Trung học Văn hóa thông tin Hà Bắc, Tổ Mỹ thuật được thành lập do thầy Trương Đình Hào làm tổ trưởng… Từ năm 1987, Tổ Mỹ thuật được bổ sung các thầy Lưu Quang Lâm, thầy Lưu Thế Hân, thầy Trương Đình Huy. Tiếp sau là các thầy Nguyễn Duy Lập, Trương Quang Hải, Vũ Công Trí. Từ năm 2008, Tổ Mỹ thuật được nâng lên thành khoa Mỹ thuật, thầy Nguyễn Duy Lập làm trưởng khoa. Từ năm 2002 đến nay, thầy Phạm Công Chúc làm Trưởng khoa.

Đội ngũ giáo viên của khoa đã được hoàn thiện đạt chuẩn và trên chuẩn. Hiện nay giáo viên của khoa có 03 thạc sĩ (01 đồng chí kiêm nhiệm), 100% giáo viên là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Ngoài công tác giảng dạy, giáo viên Khoa Mỹ thuật thường xuyên sáng tác, đạt nhiều giải cao trong các cuộc triển lãm trong nước và quốc tế.

   2. Chức năng

– Là một khoa cơ bản đào tạo tài năng nghệ thuật của nhà trường.

– Tham mưu giúp Ban Giám hiệu trong việc thực hiện các hoạt động đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo các chuyên ngành mỹ thuật theo yêu cầu và kế hoạch của nhà trường.

   3. Nhiệm vụ

– Tổ chức thực hiện quy trình đào tạo theo chương trình, kế hoạch giảng dạy, tổ chức ngoại khóa, triển lãm tranh theo kế hoạch của nhà trường.

– Tổ chức biên soạn chương trình môn học, tài liệu giảng dạy, tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập.

– Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên thuộc khoa phụ trách.

– Quản lý cán bộ, giáo viên, người học thuộc khoa mình theo phân cấp của Hiệu trưởng.

   4. Thành tích nổi bật

* Tập thể khoa

– Tập thể khoa được Giám đốc Sở VH,TT&DL Bắc Giang tặng Giấy khen các năm 2003; 2012; 2015.

* Học sinh:

– Năm 1994, tại Triển lãm Mỹ thuật HSSV toàn quốc: đạt 01 Huy chương vàng, 01 Huy chương bạc, 01 Huy chương đồng.

– Năm 2011: trong Hội thi Tài năng HSSV toàn quốc tại Đà Nẵng: đạt 01 giải khuyến khích.

– Năm 2015: trong Hội thi tài năng HSSV toàn quốc tại Huế: đạt 01 Huy chương bạc

5. Chuyên ngành đào tạo:

Chuyên ngành Hội họa

a. Về kiến thức:

Có kiến thức cơ bản về mỹ thuật và thực hành mỹ thuât, có khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động mỹ thuât.

b. Về kỹ năng:

– Làm tốt các công việc thuộc mỹ thuật ứng dụng như cắt, kẻ pano, khẩu hiệu, trình bày sách báo, thiết kế triển lãm và các sản phẩm mỹ thuật khác.

– Có kỹ năng sáng tác ở một số chất liệu (sơn dầu, gò đồng, khắc gỗ, bột mầu, lụa…), tổ chức các hoạt động mỹ thuật trong cộng đồng.

– Có kỹ năng phổ biến, quảng bá, giáo dục thẩm mỹ cho công chúng.

c. Về thái độ:

– Có thái độ nghiêm túc với ngành nghề đào tạo, trân trọng giá trị nghệ thuật, yêu nghề và phát triển nghề nghiệp.

– Sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao. Có thái độ cầu thị, học hỏi nâng cao trình độ nghề nghiệp. Có ý thức hợp tác và giúp đỡ đồng nghiêp.

– Có khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc.

5. Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp:

– Làm các công việc liên quan đến mỹ thuật theo yêu cầu của xã hội.

– Hoạt động chuyên môn tại các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội

6. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường:

– Có đủ trình độ và khả năng để thi tuyển các chuyên ngành mỹ thuật của các trường Đại học như: Đại học sư phạm Nhạc – Họa TW, Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội…