Đào tạo chuyên ngành Hướng dẫn viên du lịch

0
1344

Trong xã hội hiện đại, Hướng dẫn viên du lịch là một trong những nghề có
vai trò quan trọng gắn với sự phát triển của ngành du lịch. Người hướng dẫn
chính là bộ mặt, là hình ảnh đại diện của công ty, của điểm đến du lịch. Đào tạo
những hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp, làm việc hiệu quả, có đạo đức,
nhân cách tốt gắn với nghề nghiệp sau khi ra trường là mục tiêu và cũng là
nhiệm vụ thường xuyên của nhà trường trong những năm gần đây khi tiếp tục
đào tạo mã ngành Hướng dẫn viên du lịch.
Một chương trình du lịch đòi hỏi sự phối hợp, điều chỉnh, kiểm tra của
nhiều bộ phận. Nhưng đến giai đoạn thực hiện chương trình trên thực tế với các
hoạt động đón, tiễn, ăn ở, đi lại, tham quan, thủ tục, mua sắm của du khách thì
nhân vật trung tâm chính là hướng dẫn viên. Sự thành công của chương trình du
lịch phụ thuộc một phần quan trọng vào hướng dẫn viên du lịch. Hướng dẫn
viên du lịch là người thay mặt, đại diện cho đất nước, hãng du lịch đón các đoàn
khách từ các quốc gia trên thế giới sang du lịch. Họ là cầu nối góp phần tăng
cường tình hữu nghị, sự hiểu biết giữa các dân tộc. Bởi ngay từ lúc đón tiếp
đoàn, hướng dẫn viên là người để đoàn khách đánh giá, nhận định về đất nước,
con người nơi họ đến. Đồng thời hướng dẫn viên còn là người giúp du khách
hiểu rõ, hiểu đúng về đất nước, con người của vùng đất ấy. Hướng dẫn viên du
lịch là người đầu tiên mà du khách tiếp xúc và cũng là một trong những cư dân
bản địa du khách tiếp xúc lâu nhất. Vì vậy, mọi cử chỉ, ngôn ngữ của hướng dẫn
viên du lịch và phương thức giảng giải đều để lại ấn tượng khó phai trong lòng
du khách. Thông qua sự giới thiệu của hướng dẫn viên du lịch, du khách không
chỉ hiểu nền văn hoá mà mình tiếp cận một cách có mục đích, tăng thêm kiến
thức, sự vui vẻ mà còn nảy sinh tình cảm, tăng thêm sự hiểu biết và hữu nghị
giữa các nước, các khu vực, dân tộc.
Ngoài ra, hướng dẫn viên còn là người giáo dục gián tiếp lòng tự hào dân
tộc, tình yêu quê hương, đất nước qua công tác hướng dẫn và qua nội dung
thuyết minh của mình. Những cảnh đẹp của quê hương, những câu hò, điệu ví,
những truyền thuyết, sự tích gắn với những địa danh lịch sử, di tích, đình,
chùa, miếu, mạo … được người hướng dẫn truyền đạt mở ra cho mỗi du khách
niềm tự hào dân tộc. Niềm tự hào ấy giúp cho mỗi du khách mong muốn tìm
hiểu, khám phá và nghiên cứu về lịch sử, văn hoá… dân tộc.
Xuất phát từ vai trò, chức năng, nhiệm vụ cụ thể và quan trọng của nghề
hướng dẫn viên du lịch như vậy, nhà trường đặc biệt quan tâm tới đội ngũ giáo
viên giảng dạy các mô đun chuyên ngành theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch cũng như tổ chức các hoạt động thực hành nghề cho học sinh
trong quá trình học tập. Những mô đun chuyên ngành được nhà trường cung cấp
kiến thức nền tảng một cách chắc chắn. Đặc biệt, người học được trang bị
những kiến thức cần thiết cho nghiệp vụ hướng dẫn như: Tổng quan du lịch và
khách sạn, tâm lý khách du lịch, kỹ năng giao tiếp, hệ thống di tích và danh
thắng Việt Nam, văn hóa Việt Nam, địa lý du lịch Việt Nam, Tổ chức sự kiện,
tiến trình lịch sử Việt Nam; Người học được cung cấp các kiến thức bổ trợ cho
nghiệp vụ hướng dẫn như: Nghiệp vụ lữ hành, nghiệp vụ thanh toán; Người học

còn được cung cấp các kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, quốc phòng,
giáo dục thể chất; các kiến thức về tin học, ngoại ngữ…
Bên cạnh đó, trong chương trình đào tạo, nhà trường đặc biệt chú trọng để
người học có cơ hội trải nghiệm thực tế và hình thành thái độ, ý thức, đạo đức
nghề nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Những chuyến thực tế tại
các điểm di tích lịch sử văn hóa, làng nghề, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái
nhà trường tổ chức được người học đón nhận rất tích cực. Trong các chuyến
thực tế tại chùa Bổ Đà, chùa Vĩnh Nghiêm, khu du lịch sinh thái Khuôn Thần,
Hoàng thành Thăng Long, Bảo tàng Dân tộc học, Văn miếu Quốc Tử Giám, làng
gốm Bát Tràng… các em được thực hành kỹ năng thuyết minh, thực hành nghiệp
vụ lễ tân khách sạn, nhà hàng … Qua đó, những kiến thức trên lớp học được cụ
thể hóa, các em từ chỗ là người học lắng nghe, trao đổi, học hỏi từ thầy cô trở
thành người hướng dẫn viên, lễ tân chuyên nghiệp để hướng dẫn đoàn khách
trong các hoạt động thăm quan, lựa chọn phòng nghỉ, đồ ăn…
Có thể nói, học đi đôi với hành là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các ngành
học để đảm bảo hiệu quả cao nhất cho môn học. Đặc biệt đối với chuyên ngành
Hướng dẫn viên du lịch, yêu cầu này còn trở nên cấp thiết hơn vì công việc của
người hướng dẫn viên du lịch là quá trình làm việc trực tiếp với du khách. Tổ
chức đón khách, sắp xếp nơi nghỉ ngơi, ăn uống, tổ chức tham quan du lịch tại
địa điểm tham quan du lịch, tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm
cho các du khách; cung cấp đầy đủ thông tin để du khách hiểu được các thủ tục,
quy định về xuất nhập cảnh, quy chế và hoạt động tham quan, những thông tin
về đất nước, con người, cảnh quan tại địa điểm du lịch; theo dõi, giám sát, kiểm
tra phục vụ du khách để đảm bảo phục vụ đúng và đủ làm hài lòng du khách
theo yêu cầu đã thỏa thuận như trong hợp đồng; xử lý các tình huống, sự cố xảy
ra trong quá trình tham quan du lịch một cách nhanh chóng, linh hoạt. Chính vì
vậy, nhà trường luôn trú trọng nội dung thực hành bên cạnh những bài giảng lý
thuyết và các hoạt động thực tế tại các điểm du lịch.
Bên cạnh những kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp được học tập,
tiếp nhận trên giảng đường, công việc của hướng dẫn viên du lịch sẽ không quá
khó khi tất cả học sinh có đủ niềm đam mê, yêu nghề, sự nỗ lực cố gắng, tìm tòi,
ham học hỏi nhất định sẽ trở thành một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp
và thành công.

Trần Ái Vân – Khoa Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Trả lời